Đau ngực khi hành kinh kéo dài bao lâu? Có nguy hiểm không?

Biểu hiện căng tức, đau nhức vòng một là tình trạng xảy ra phổ biến ở các chị em phụ nữ trước khi bước vào giai đoạn chảy máu kinh. Nó khiến chị em cảm thấy khó chịu, bức bối trong người những lúc chạm vào hay mặc áo ngực. Đồng thời, có nhiều bạn nữ thắc mắc vậy đau ngực khi hành kinh kéo dài bao lâu và có nguy hiểm gì đến sức khỏe không? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Đau ngực khi hành kinh kéo dài bao lâu? Theo như nhận định từ các chuyên gia bác sĩ về sức khỏe sinh sản, thì đây còn được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt. Nó thường diễn ra trong một tuần hoặc có thể lâu hơn. Cơn đau bắt đầu xuất hiện từ lúc trứng ở nữ giới rụng đến lúc ra kinh, và có dấu hiệu giảm dần khi kết thúc chu kỳ .

Tại sao lại đau nhức ngực khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt?

Nữ giới khi bước vào độ tuổi dậy thì, nội tiết tố và nồng độ hormone estrogen, progesterone bên trong cơ thể thay đổi, đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hình thành nên chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Vì vậy, vào mỗi tháng, hàm lượng estrogen sẽ tăng đến ngưỡng nhất định, dẫn đến máu kinh từ âm đạo chảy ra ngoài do lớp nội mạc tử cung bị bong tróc khi không được thụ thai. 

đau ngực khi hành kinh kéo dài bao lâu? Chu kỳ kinh nguyệt
Đau ngực khi hành kinh kéo dài bao lâu? Thường kéo dài trong một tuần hoặc hơn tùy vào thể trạng mỗi người.

Bên cạnh đó, trước kỳ kinh, hormone progesterone giảm xuống, làm xuất hiện các triệu chứng như tức ngực và đau bụng kinh. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy như bụng bị chuột rút, đau tức vú dữ dội. Đây hoàn toàn là những biểu hiện bắt nguồn từ chu kỳ hành kinh, và cảm giác đau ngực sẽ hết khi kết thúc quá trình chu trình này. 

Thông thường, đau vú theo chu kỳ làm đau đều cả hai bên. Còn ngược lại nếu đau vú không theo chu kỳ sẽ làm căng tức có một bên ngực. Đồng thời, hiện tượng chảy máu kinh chỉ xảy ra từ 3 đến 5 ngày và chu kỳ kinh nguyệt kéo dài cho đến lúc mãn kinh thì chấm dứt.

Đau ngực khi hành kinh kéo dài bao lâu?

Nữ giới trước khi ra máu kinh từ 1 đến 2 tuần đều có cảm giác bầu ngực và nhũ hoa nở to hơn, gây đau nhói râm ran và cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người. Sau đó, cơn đau dần dần hạ nhiệt và kích thước vòng một cũng trở lại như bình thường. Dựa vào số liệu thống kê từ các tổ chức y tế trên thế giới, hiện tượng này thường xảy ra nhất đối với phụ nữ trong độ từ 30 đến 40 tuổi.

Quay trở lại câu hỏi đau ngực khi hành kinh kéo dài bao lâu? Theo như nghiên cứu của các bác sĩ về sức khỏe sinh sản cho biết, triệu chứng ngực căng to và đau là do hội chứng tiền kinh nguyệt có thể diễn ra trong một tuần hoặc lâu hơn. Triệu chứng này xuất hiện từ khi rụng trứng cho đến lúc hành kinh. Sau khi kết thúc chu kỳ, cũng là lúc cơn hành nhức vú được xoa dịu và biến mất.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng căng tức ngực

Phần lớn phụ nữ bị tức ngực là do ảnh hưởng của kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra một số yếu tố có thể dẫn đến đau vòng một như:

– Giai đoạn sau sinh cho con bú: Sau khi em bé sinh đủ tháng, các tuyến vú sẽ hoạt động mạnh mẽ, làm lưu lượng máu khu vực vú tăng lên nhằm tiết ra sữa để cho bé bú. Điều này, khiến cho bầu ngực có dấu hiệu bị căng và sưng lên gây khó chịu, đau tức.

– Trong thời kỳ mang thai: Đau nhức ngực là tình trạng dễ bắt gặp nhất ở thai phụ. Vì việc mang thai sẽ làm dây chằng và cơ bắp ở vòng một thêm căng ra. Và khi thai nhi ngày một lớn dần cũng là lúc tử cung mở rộng, tạo áp lực lên xương sườn khiến cho bà bầu bị căng tức vòng một và khó thở hơn.

– Thời kỳ tiền mãn kinh: Đây là giai đoạn mà cứ vào mỗi tháng, nữ giới sẽ gặp tình trạng bầu ngực căng to, gây nhức nhói râm ran trước khi ra kinh. Nhiều chị em phụ nữ cũng dựa vào dấu hiệu này để nhận biết “mùa dâu” chuẩn bị kéo đến.

– Thuốc tránh thai: Những thành phần có trong thuốc tránh thai sẽ kích thích làm tăng kích thước bầu ngực khiến bạn cảm thấy đau, nhức ngực. Và sau một thời gian sử dụng cũng như ngừng dùng thuốc vòng một sẽ nhỏ dần lại. Nếu lạm dụng quá nhiều thuốc tránh thai có thể bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc, làm ngực càng căng to và gây đau nhói hơn.

– Nội tiết tố mất cân bằng: Nếu ngực bị căng, đau theo chu kỳ thì nồng độ progesterone sẽ giảm và estrogen tăng cao. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu khác chỉ ra rằng triệu chứng này cũng có thể là do hàm lượng hormone prolactin gia tăng trong thời kỳ sản xuất ra sữa cho em bé bú.

Đau vú trong kỳ hành kinh có phải là căn bệnh lý?

Có khá nhiều bạn nữ mới bước vào tuổi dậy thì, không có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về sức khỏe sinh lý, nên cảm thấy hoang mang và lo sợ khi bắt gặp hiện tượng này. Bạn đừng quá lo lắng, đây hoàn toàn là dấu hiệu bình thường xuất hiện phổ biến hầu hết ở nữ giới. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện các biến chứng kèm theo dưới đây, thì cần phải đến bác sĩ khám ngay để kịp thời điều trị:

– Cảm thấy bầu ngực đau  dữ dội, liên tục hoành hành và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thường ngày.

– Vùng da ngực bị sưng đỏ, khi chạm vào cảm thấy ấm nóng có thể là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng da vú.

– Sờ vào xung quanh bầu ngực thấy xuất hiện khối u cứng bất thường.

– Màu sắc nhũ hoa bị biến đổi hoặc tiết ra các chất dịch lạ thường mặc dù không phải thời kỳ sau sinh hay tiết ra sữa.

Những bí quyết giúp bạn giảm bớt đau tức ngực trước 

Dưới đây là những mẹo hay có thể giúp các bạn nữ xoa dịu được cơn nhức ngực báo hiệu “bà dì” sắp đến thăm. Bạn hãy lưu lại và áp dụng ngay để giảm bớt cơn đau và sự khó chịu để duy trì ổn định cuộc sống sinh hoạt hằng ngày nhé!

Chọn mặc áo lót thoải mái

Phụ nữ có vòng một khiêm tốn thường hay sử dụng những loại áo ngực có mút dày, gọng cứng chắc chắn để cố định và nâng ngực. Như vậy ngực sẽ trông đẫy đà và hấp dẫn hơn mỗi khi diện bộ cánh sexy, quyến rũ. Nhưng bạn nên lưu ý, trước lúc máu kinh chảy ra, bầu ngực thường đau, căng tức, nên việc mặc áo lót quá dày và ôm sát càng làm cho ngực bị chèn ép, càng gây đau nhức hơn.

đau ngực khi hành kinh kéo dài bao lâu? Mặc áo lót thoải mái
Nên chọn mặc những loại áo ngực thoải mái, rộng rãi để giảm bớt áp lực cho vòng một.

Chính vì vậy, bạn nên chọn mặc các loại áo mỏng, không gọng, chất liệu mềm mại, co giãn tốt và rộng hơn so với vòng ngực một chút trong thời điểm này. Vì như thế mới giúp cho ngực được thở, máu huyết lưu thông đều và tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi phải mang trong thời gian dài.

Massage bầu ngực nhẹ nhàng

Đây cũng là phương pháp hiệu quả giúp bạn xoa dịu cơn tức ngực mỗi khi bị hành kinh. Bạn có thể sử dụng các tinh dầu từ thiên nhiên an toàn, lành tính cho da như dầu dừa, dầu em bé, dầu ô liu, … Sau đó đổ một lượng dầu vừa phải ra lòng bàn tay và xoa đều. Tiếp đến, áp đôi tay lên bầu ngực và massage nhẹ nhàng, đều tay theo chuyển động tròn từ ngoài vào trong và ngược lại khoảng từ 5 đến 15 phút.

Nên kiên trì thực hiện 2 lần trong một ngày để thấy tình trạng được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra việc xoa bóp ngực đúng cách, điều độ vào mỗi ngày còn giúp cho vòng một của bạn thêm tròn đầy và nóng bỏng hơn.

Thay đổi chế độ ăn uống

Các bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hợp lý và khoa học trong giai đoạn này. Hạn chế dùng những loại đồ uống chứa chất caffeine như: trà, cà phê, nước ngọt, cacao, … Giảm lượng chất béo trong mỗi bữa ăn, nhất là chất béo bão hòa như thịt, cá, trứng, sữa, dầu mỡ,…. Điều này giúp cho hàm lượng estrogen giảm bớt và làm dịu đi cơn hành nhức ngực.

Đồng thời, nên cung cấp thêm cho cơ thể các loại thực phẩm bổ dưỡng như đậu nành, hạnh nhân, dầu ô liu, dầu hoa anh thảo, dầu hạt sen,… Và những loại vitamin cần thiết như vitamin E, vitamin B6 có trong cải bó xôi, cải cầu vồng, cải xanh, các loại rau củ quả, trái cây, đậu hạt, … Tuy nhiên, mọi thứ chỉ nên dùng ở lượng vừa phải mới đem lại kết quả như mong muốn.

Dùng túi nóng hoặc lạnh để chườm 

Nếu gặp trường hợp ngực bị đau râm ran kèm theo đau bụng kinh, bạn có thể dùng khăn ủ nóng, miếng đệm nóng, túi sưởi khô chuyên dụng, sau đó chườm lên quanh hai bầu ngực và khu vực bụng dưới trong khoảng từ 15 đến 20 phút. Chỉ nên để độ ấm vừa phải không quá nóng sẽ gây bỏng da và lão hóa da nhanh.

đau ngực khi hành kinh kéo dài bao lâu? Túi nóng
Chườm nóng hoặc lạnh có thể giúp bạn giảm cơn đau hiệu quả.

Mặt khác bạn có thể áp dụng cách chườm lạnh bằng các túi ủ lạnh, dùng khăn bọc lại gel đông lạnh và chườm lên ngực để giảm đau tức ngực. Đối với chườm lạnh, bạn chỉ nên để không quá 15 phút và tuyệt đối không được để đá lạnh tiếp xúc với da. Hãy dùng khăn bông quấn quanh dụng cụ đông lạnh để tránh làm da bị bỏng lạnh và ảnh hưởng đến các mô thần kinh.

Luyện tập những bài đơn giản

Ngoài ra, nhằm giảm đau ngực trước kỳ ra kinh, bạn nên rèn luyện cơ thể với những bài tập có cường độ nhẹ nhàng, đơn giản như: yoga, thiền, đi bộ, đạp xe, … Như vậy sẽ giúp hạ bớt được mệt mỏi, khó chịu và không còn nghĩ ngợi nhiều đến nó nữa. Nhưng bạn nên nhớ, tuyệt đối không nên tập các bài cardio quá sức, cường độ cao, vì chỉ càng khiến cho cơ thể thêm mỏi mệt và nhức mình hơn. 

Nghỉ ngơi, thư giãn

Trước khi ra kinh, cơ thể nữ giới thường rơi vào trạng thái kiệt sức, mệt đừ người và thiếu sức sống. Do đó, trong giai đoạn này bạn cần dành nhiều thời gian hơn để thư giãn, thả lỏng toàn thân để giải phóng hết năng lượng tiêu cực ra ngoài bằng cách đi massage, nghỉ dưỡng, đi spa, xông hơi, làm đẹp. Đồng thời, ăn ngủ đúng giờ giấc, tránh bị stress và áp lực do làm việc quá sức.

Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp cho nhiều bạn nữ biết được đau ngực khi hành kinh kéo dài bao lâu. Cùng với đó là các phương pháp xoa dịu cơn đau an toàn, hiệu quả trước khi vào thời kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, bạn cần chú ý và chăm sóc đến cơ thể nhiều hơn mỗi khi bước vào thời điểm nhạy cảm này. Đừng quá chủ quan mà hãy đến bệnh viện thăm khám nếu cảm thấy có các dấu hiệu bất thường xuất hiện nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *