Từ thời xa xưa cho đến nay, “kỹ nữ” luôn được mọi người nhận định là một nghề thấp hèn, dơ bẩn, trái với đạo đức và không đáng tôn trọng. Nhất là trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, thì những người phụ nữ làm nghề này đều có cuộc đời không mấy tốt đẹp, bị khinh rẻ, không có tiếng nói và quyền lợi.
Tuy nhiên, có rất ít người hiểu được về nguồn gốc, diễn biến tên gọi và khái niệm kỹ nữ là gì? Cũng như những bí mật chưa thể khám phá hết đằng sau tên gọi ấy. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời xoay quanh nó.
Kỹ nữ là gì? Đây là Hán ngữ bắt nguồn bên Trung Quốc, nói về người phụ nữ làm nghề hát xướng, tiếp rượu, mang lại sự giải trí cho khách thông qua hình thức ca múa đồng thanh. Ban đầu, họ được xem là các nữ nghệ nhân, “bán nghệ” chứ không “bán thân”. Nhưng càng về sau, mô hình hoạt động này dần biến tướng nên họ làm nghề mua vui cho khách bằng nghệ thuật lẫn thân xác.
Tìm hiểu về tên gọi kỹ nữ là gì?
Hiện nay, ngay cả khi sống trong thời hiện đại, văn hóa – xã hội có sự phát triển vượt bậc, du nhập rộng rãi từ các nước phương Tây, kéo theo đó là lối sống và tư tưởng con người cũng thoáng hơn trước. Tuy nhiên, định kiến về hai chữ “kỹ nữ” vẫn còn khá nặng nề, họ đều cho rằng nó là nghề bán dâm, thấp hèn và không được người đời chấp nhận.
Đây chưa hẳn là suy nghĩ hoàn toàn đúng về nghề kỹ nữ. Theo các tác phẩm văn học nổi tiếng của Trung Quốc, thì kỹ nữ xuất hiện từ rất lâu đời, và dường như trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa xã hội phong kiến. Tạo nên nhiều giai thoại, sự kiện mang tính lịch sử. Đồng thời, để lại dấu ấn son sắt qua từng thời kỳ phát triển về văn học, xã hội và con người.
Vậy kỹ nữ là gì? Nếu xét từ lúc mới vừa xuất hiện từ này, thì kỹ nữ đơn thuần chỉ là một nghề thuộc lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, mục đích là cung cấp dịch vụ giải trí ca múa hát đến cho khách hàng thưởng thức, chứ không phải “bán thân” như nhiều người vẫn nghĩ. Chữ “kỹ” ở đây có nghĩa là “nữ nhạc”, chỉ những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, tài nghệ ca múa xuất chúng, điêu luyện.

Ngoài ra, theo ngôn ngữ Trung, từ “kỹ” trong kỹ nữ còn được chia làm 3 loại như sau:
– Loại một (nhân và chi): để nói về vũ nữ, ca nhi.
– Loại hai (thủ và chi): mang nghĩa là tài nghệ và năng khiếu.
– Loại ba (nữ và chi): chỉ người trong làm nghề bán phấn son.
Trong quá trình hình thành lịch sử, thì nghề kỹ nữ dần biến tướng và mang một ý nghĩa khác hoàn toàn, hay còn được gọi là gái lầu xanh, gái thanh lâu, gái điếm hoặc gái bán dâm. Ám chỉ những cô nàng hành nghề bằng chính thân xác của mình để mua vui cho khách nhằm đổi lấy tiền tài, danh vọng. Nó bắt nguồn từ giữa thời nhà Minh và từ đó nhiều người mới gộp chung từ “kỹ nữ” và “gái bán dâm” là một.
Phân chia tầng lớp kỹ nữ trong thời xưa
Tùy thuộc vào từng thời kỳ, mà các yếu tố dùng để phân chia thứ hạng, tầng lớp kỹ nữ là khác nhau. Thông thường, người ta sẽ dựa vào các tiêu chí chủ yếu để phân ra cấp bậc của của kỹ nữ như: nhan sắc, tài năng, xuất thân, điều kiện kinh tế.

Phần lớn thời đại vua chúa Trung Quốc, đều đặt nhân tố dung mạo lên hàng đầu, tài nghệ đứng sau để tuyển chọn kỹ nữ biểu diễn cho vua và các quan triều đình thưởng thức. Trái lại, trong thời nhà Đường, lại coi trọng tài năng hơn hết, nên xếp nhan sắc xuống thứ hai rồi đến xuất thân. Vì chính sự tài hoa, nghệ thuật xuất chúng đã làm lấn át đi dung mạo nên vẻ bề ngoài không còn quan trọng.
Đến thời cận đại, thì cấp bậc của kỹ nữ được phân thành những dạng như sau:
– Dạng nữ hiệu thư: Đây là cấp bậc cao cấp, quý phái nhất trong hàng kỹ nữ. Chỉ những người có tài sắc vẹn toàn, tinh thông đa dạng thể loại nghệ thuật. Nhưng họ chỉ cung cấp các dịch vụ như: múa hát, tiếp rượu, nói chuyện, diễn kịch và tuyệt đối không bán thân xác.
– Dạng trường tam: Tuy có vị trí dưới nữ hiệu thư một cấp, nhưng vẫn được xếp vào hàng sang trọng, đẳng cấp. Họ chỉ gắn mác bán tài nghệ, không bán thân để nâng cao giá trị bản thân. Nhưng thực chất, còn tồn tại tình trạng qua đêm với khách hàng.
– Dạng yêu nhị: Thuộc tầng lớp trung bình trong kỹ viện, dùng thân thể và tài năng để kiếm tiền.
– Dạng dã kê: Thuộc cấp thấp, có hai loại chính là dã kê ở nhà và dã kê phổ thông. Loại ở nhà thường có thân phận cao hơn, chỉ phục vụ khách quen. Còn loại phổ thông phải đứng đường bắt khách trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt, chịu sự đánh đập, tra tấn từ chủ chứa.
– Dạng bàn đinh hay còn gọi là đinh bằng: Đây được xem là loại rẻ tiền và thấp nhất trong thời đại này, khách hàng chỉ cần bỏ ra vài đồng là có thể nhận được sự tiếp đãi của họ.
Xuất thân của kỹ nữ từ đâu?
Tù nhân bị giam trong ngục
Theo dòng lịch sử của Trung Quốc, đa phần bắt nguồn của kỹ nữ đều là nữ tù bị giam giữ. Cho nên trong nghệ thuật văn học còn gọi đây là “thời đại kỹ nữ nô lệ”, ngụ ý nói về những nữ nhân bị bắt giam trong ngục đều biến thành kỹ nữ dưới lớp vỏ bọc làm gia nô hạ tiện, hoặc thậm chí phải chiều lòng, phục vụ ham muốn dục vọng cho các tướng sĩ, cai ngục.
Sung công
Những kỹ nữ có xuất thân từ “sung công”, hầu hết là nữ tử của các gia đình vi phạm trọng tội với triều đình. Nam thì bị xử tử hoặc đày ra biên cương canh giữ, còn phận nữ nhi đều bị “sung công” làm thân phận nô tì thấp hèn. Nếu có dung mạo xinh đẹp, tài nghệ điêu luyện, “nữ công gia chánh” thì trở thành công cụ làm “ấm giường” cho chủ nô hoặc người có chức quyền trong tay.
Buôn người
Đây cũng chính là nguồn gốc chủ yếu của đại đa số kỹ nữ thanh lâu. Có hai dạng chính là “bị bán” hoặc “tự bán mình”. Loại “tự bán mình” nguyên nhân là do gia cảnh nghèo khổ, đói kém, nợ nần chồng chất, thất thu, mất mùa dẫn đến không còn khả năng gồng gánh kinh tế trong nhà, phải bán thân vào kỹ viện hoặc nhà giàu để trả nợ cho gia đình.
Mặt khác, dạng “bị bán” là do những kẻ buôn người dụ dỗ, lừa gạt với mục đích bán các cô gái xinh đẹp vào lầu xanh làm kỹ nữ. Sau đó, họ bị ép buộc phải bán thân xác, phục vụ đàn ông để trả nợ cho tú bà. Nếu không làm theo hoặc chạy trốn không thành, sẽ bị tra tấn tàn bạo, đến khi nghe lời và chịu khuất phục, chịu nghe theo mệnh lệnh mới được buông tha.
Thủ tục “Buộc lược” cho các cô gái còn trinh
Theo như phong tục của thanh lâu thời xưa, nữ tử còn trinh trong kỹ viện hay còn gọi là “thanh quán nhân”, phải cài lượt lên bím tóc như đánh dấu cho khách hàng biết họ vẫn còn trinh trắng. Trải qua đêm đầu tiên bán thân cho khách và mất trinh tiết, thì họ phải chuyển sang kiểu tóc búi nên có tên là “Buộc lược”. Thực chất, kiểu tóc này là dấu hiệu nhận biết người phụ nữ đã có gia đình, kết thúc thời con gái.
Ngoài ra, thủ tục “Buộc lược” được xem là nghi thức vô cùng quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời kỹ nữ, cũng giống như nghi lễ động hoa chúc trong đêm tân hôn của vợ chồng mới cưới. Vì cánh đàn ông thời xưa rất xem trọng sự trinh trắng, nên dựa vào nghi thức này, cũng là dịp để họ tận dụng thời cơ nâng cao giá trị bản thân và bán với giá cao hơn so với dạng kỹ nữ nhiều lần tiếp khách.
Cuộc đời bi đát của gái lầu xanh
Cho dù ở bất kỳ thời đại hay tầng lớp, cấp bậc nào, thì nghề kỹ nữ vẫn luôn bị người đời khinh khi, chà đạp và không bao giờ có tiếng nói để bảo vệ quyền lợi và bản thân mình. Họ không những làm công cụ “ấm giường”, thứ đồ chơi tiêu khiển cho kẻ thống trị dùng xong rồi bỏ. Thậm chí còn bị lợi dụng cho những kế hoạch chính trị với mưu đồ bất chính nhằm lật đổ cả triều đại và thay đổi lịch sử.
Sau khi kẻ cầm đầu đã đạt được mục đích, họ thường bị thủ tiêu, bịt miệng, dấu xác mà không để lại bất kỳ dấu vết nào. Đồng thời, đối với kỹ nữ bị cưỡng ép phục vụ cho quan chức cấp cao trong triều đình, nếu không may rơi vào tay kẻ tàn ác, thích lấy sinh mạng người khác làm thú vui, thì ắt hẳn họ đều sớm chấm dứt cuộc đời bởi sự trừng phạt tàn nhẫn cho đến chết.

Bên cạnh đó, các kỹ nữ tại chốn thanh lâu còn phải chịu cảnh bóc lột, đánh đập từ tú bà và sự áp bức, chèn ép của khách làng chơi. Hơn nữa, thường xuyên bị các bà vợ chính thất có máu ghen tuông tìm đến sỉ vả và tra tấn, bạo hành dã man hoặc hủy đi dung nhan của họ.
Đã là phụ nữ thì ai ai cũng chỉ trải qua một thời xuân sắc trong đời và dần lụi tàn theo thời gian. Nên cuộc đời khi về già của kỹ nữ vô cùng bi thảm, trở nên tiền tụy, bệnh tật, không gia đình, không chốn dung thân, bị đuổi ra khỏi lầu xanh, chỉ có thể kiếm sống bằng nghề ăn xin, lang bạt khắp nơi hoặc phải bỏ xứ đến nơi khác không ai biết đến mình.
Chính vì vậy, khi họ cảm thấy bản thân không còn giá trị hoặc cuộc sống bế tắc, không còn chống đỡ nổi, họ thường tự kết liễu đời mình để kết thúc một đời đau thương chỉ toàn là nỗi bất hạnh. Hoặc tìm đến cửa Phật, xuống tóc xuất gia đi tu, nhằm rửa sạch tội lỗi, nghiệp chướng đã gây nên trong quá khứ, mong muốn nửa đời còn lại an yên, thanh tịnh mà quy y hối lỗi.
Thông tin trên đây nhằm chia sẻ đến các độc giả về chủ đề kỹ nữ là gì, và số phận của những cô gái lầu xanh thời phong kiến. Mục đích của bài viết này không phải để bao biện cho hành vi trái với đạo đức và pháp luật hiện hành, mà mong muốn mọi người có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa thực sự ban đầu của nghề này. Từ đó, bạn sẽ có thêm cái nhìn mới hơn về cuộc đời thân phận nữ nhi trong thời kỳ “trọng nam khinh nữ” thấp kém ra sao.